Giỏ hàng của bạn trống!
Tìm hiểu rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm cùng bác sĩ tâm lý | Safe and Sound
Trầm cảm và lo âu là hai rối loạn tâm thần thường gặp và chúng đều có những điểm khác biệt để các bác sĩ tâm lý có thể đưa ra hai chẩn đoán riêng biệt. Tuy nhiên, một bệnh nhân cũng có thể được chẩn đoán rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm nếu như có cái triệu chứng của cả hai rối loạn này. Hãy cùng bác sĩ tâm lý tìm hiểu về rối loạn hỗn hợp này nhé.
Nguyễn Hoàng Nguyên | Thạc sĩ. Bác sĩ – Viện tâm lý và sức khoẻ tinh thần SnS
Trung tâm Nghiên cứu Sức khoẻ Cộng đồng và Phát triển
1. Triệu chứng của rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm
Rối loạn hỗn hợp lo âu trầm cảm theo các bác sĩ tâm lý là một tình trạng sức khoẻ tâm thần trong đó người bệnh gặp phải các triệu chứng của cả lo âu và trầm cảm nhưng không đủ để có thể chẩn đoán riêng biệt hai rối loạn này. Các triệu chứng của người bị rối loạn hỗn hợp lo âu trầm cảm thường kéo dài từ bốn tuần trở lên và không do tình trạng sử dụng thuốc hoặc các rối loạn tâm thần khác gây nên. Các triệu chứng về sức khoẻ tâm thần theo bác sĩ tâm lý bao gồm:
- Luôn cảm thấy buồn chán và có sự bất mãn
- Gặp vấn đề về sự tập trung và suy giảm trí nhớ
- Luôn cảm thấy thiếu năng lượng
- Luôn cảm thấy khó chịu và lo lắng
- Thường xuyên buồn bã và dễ khóc
- Lòng tự trọng giảm
- Giảm ngưỡng đau, tăng độ nhạy về cảm giác.
Ảnh 1: Lòng tự trọng giảm là một biểu hiện của rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm
Bên cạnh các triệu chứng về tâm thần, các bác sĩ tâm lý cũng chỉ ra rằng cơ thể của người bệnh cũng có những biểu hiện trong rối loạn hỗn hợp lo âu trầm cảm, bao gồm:
- Khô miệng và chóng mặt
- Căng cơ
- Run tay chân
- Nhịp tim nhanh
- Nhịp thở nhanh
- Giảm ham muốn tình dục
Cần chú ý rằng không phải ai cũng trải qua tất cả các giai đoạn này và mức độ rối loạn hỗn hợp lo âu trầm cảm có thể biến đổi. Để đưa ra chẩn đoán chính xác và kế hoạch điều trị phù hợp, việc tìm kiếm sự tư vấn từ các bác sĩ tâm lý và chuyên gia tâm lý là quan trọng.
Người mắc rối loạn hỗn hợp lo âu trầm cảm cần sự hỗ trợ đặc biệt từ các chuyên gia tâm lý để quản lý và giảm thiểu triệu chứng. Quá trình chăm sóc thường bắt đầu bằng một cuộc đánh giá cụ thể để xác định mức độ trầm cảm mà người bệnh đang trải qua. Dựa trên đánh giá, chuyên gia tâm lý của Safe and Sound sẽ phát triển một kế hoạch điều trị riêng biệt, tùy thuộc vào nhu cầu và tình trạng cụ thể của từng người. Vậy Safe and Sound sẽ giúp bạn như thế nào để vượt qua vấn đề này?
- Nhận diện và điều chỉnh nội tâm trước những khó khăn hiện tại của bạn
- Cùng bạn tìm ra giải pháp tối ưu để vượt qua
- Kích hoạt nguồn năng lượng tích cực bên trong của bạn
2. Tại sao lại xuất hiện rối loạn lo âu và trầm cảm?
Nhiều nghiên cứu của các bác sĩ tâm lý cho thấy, rối loạn hỗn hợp lo âu trầm cảm thường xảy ra đồng thời vì nhiều lý do khác nhau. Các bác sĩ tâm lý coi đây là hai thái cực của một sự việc và là chúng lặp lại luôn phiên để tạo thành một chu kỳ.
Những bệnh nhân tâm thần mắc chứng rối loạn lo âu thường có cảm giác lo lắng hoặc băn khoăn về những điều họ không thể kiểm soát được trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Những cảm giác này vượt quá sự chịu đựng của người mắc chứng rối loạn lo âu. Theo các bác sĩ tâm lý, những cảm giác lo lắng không thể kiểm soát được này thường dẫn đến những thất bại trong cuộc sống. Những thất bại liên tục sẽ khiến người bệnh cảm thấy bản thân mất giá trị, lòng tự trọng giảm và thường xuyên buồn bã. Đây là những bước khởi đầu của trầm cảm.
Ảnh 2: Rối loạn lo âu và trầm cảm xuất hiện thành một vòng lặp
Ngược lại, trầm cảm cũng có thể dẫn đến rối loạn lo âu. Bác sĩ tâm lý cho rằng những dấu hiệu trầm cảm bao gồm tức giận, khó chịu, giảm ham muốn với mọi thứ xung quanh sẽ khiến bệnh nhân tâm thần không thể hoạt động bình thường. Điều này dẫn đến lo lắng và kết quả là những người bị trầm cảm thường gặp phải các triệu chứng như cơn hoảng loảng.
Cả lo âu và trầm cảm xuất hiện như một vòng tuần hoàn, chúng ảnh hưởng lẫn nhau. Các bác sĩ tâm lý sử dụng chẩn đoán rối loạn hỗn hợp lo âu trầm cảm cho những người gặp các triệu chứng kể trên nhưng không đủ để chẩn đoán chỉ lo âu hoặc trầm cảm.
3. Trị liệu tâm lý giúp giảm rối loạn hỗn hợp lo âu trầm cảm
Các phương pháp trị liệu tâm lý, đặc biệt là CBT (Cognitive Behavioral Therapy), đã chứng tỏ được hiệu quả trong việc điều trị rối loạn hỗn hợp lo âu trầm cảm. Phương pháp này tập trung vào việc thay đổi cách suy nghĩ và hành vi tiêu cực. Thông qua hướng dẫn của một chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm lý, bạn sẽ học cách nhận biết và thay đổi những suy nghĩ tiêu cực thành tích cực hơn, giúp cải thiện tâm trạng và tạo ra thái độ tích cực hơn trong cuộc sống hàng ngày.
Để giúp khách hàng, các chuyên gia của Safe and Sound luôn đồng hành với bạn, giúp bạn:
- Một bộ não tràn đầy suy nghĩ tích cực nhờ loại bỏ được những suy tư không quan trọng hoặc sai lệch.
- Một tinh thần sảng khoái, hết lo âu để bạn có thể tận hưởng những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng.
- Một tâm thế tự tin, vững vàng để đưa ra những quyết định nhanh hơn, đúng đắn hơn trong công việc, từ đó gia tăng sức mạnh về tài chính, sự nghiệp và cả sự tự hào.
Bên cạnh đó, Safe and Sound sẽ:
- KHÔNG coi bạn là bệnh nhân: Ngược lại, chúng tôi coi bạn là một người can đảm đang chống chọi với cả một bầu trời u tối đang chực chờ sụp xuống. Chuyên gia của SnS có thể góp thêm với bạn một đôi tay trong nỗ lực này.
- KHÔNG dạy đời bạn: Chúng tôi sẽ cùng bạn nâng dậy nguồn năng lượng tích cực mà lâu nay đã bị quá nhiều áp lực và khổ đau đè sát đất.
- KHÔNG lạm dụng thuốc và hoá dược: Ngược lại, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm đến những giải pháp hiệu quả và tự nhiên.
4. Bác sỹ tâm lý SnS giúp bạn như thế nào?
Chúng tôi biết rằng trị liệu tâm lý đôi khi là một bước khó khăn và cố gắng tìm một chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần mới phù hợp với nhu cầu cá nhân và tính cách của bạn có thể là một nhiệm vụ khó khăn và không dễ dàng.
Chúng tôi tin rằng sự kết hợp giữa chuyên gia tâm lý và bác sỹ tâm thần sẽ đem lại hỗ trợ tốt nhất cho bạn. Đội ngũ chuyên gia của Safe and Sound đáp ứng khắt khe các tiêu chuẩn, giúp bạn giải quyết đa dạng các vấn đề tâm lý bao gồm: Trầm cảm sau sinh, lo âu, rối loạn phân liệt cảm xúc, các vấn đề về giấc ngủ, rối loạn cảm xúc, các mối quan hệ, chấn thương tinh thần,…
- Bề dày kinh nghiệm hành nghề với đa dạng vấn đề tâm lý
- Kỹ năng đánh giá, tham vấn và xây dựng kế hoạch hỗ trợ hiệu quả
- Kết hợp linh hoạt các kỹ thuật, phương pháp để hỗ trợ hiệu quả và duy trì kết quả bền vững
Xem thêm:
Rối loạn lo âu có tự khỏi không?
Nguyên nhân trầm cảm – Lí do gốc rễ nào gây ra vấn đề này? (Phần 1)